Viết bởi Tổng hợp theo: Primer.vn 06/03/2024
Cadmium là gì? Có lẽ còn quá nhiều người chưa biết về loại chất này. Thực tế Cadmium tồn tại rất nhiều ở trong đất và dễ dàng xâm nhập vào các loại cây trồng. Từ đó xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường ăn uống. Có rất nhiều kiến thức xung quanh chất Cadmium và Primer sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin chi tiết về loại chất này ngay sau đây, cùng theo dõi với chúng tôi nhé!
Cadmium là gì?
Cadmium là kim loại nặng và được xếp vào nhóm chất hiếm trên Trái Đất. Cd tồn tại ở thể rắn sẽ có màu trắng ánh xanh, tương đối mềm dẻo, dễ uốn nắn và dễ cắt bằng dao. Kim loại này không bị rỉ sét, gần giống với kẽm nên có xu hướng kết hợp để tạo ra các hợp chất có tính phức tạp hơn.
Cd có hóa trị 2, trạng thái oxi hóa phổ biến nhất là +2. Ngoài ra ở một số phản ứng Cd có hóa trị +1. Đây là một chất có khả năng tòa tan trong axit nitric loãng hoặc axit sunfuric đặc. Nó có đặc tính được xếp tương đương với thủy ngân và là chất nguy hiểm gây độc, không cần thiết cho sự sống.
Cd là kim loại nặng có độc tính cao tương đương với thủy ngân
Vì sao Cadmium gây ô nhiễm trong đời sống?
Có thể bạn chưa biết, hiện nay ô nhiễm kim loại nặng rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong đó Cadmium chiếm phần lớn trong thành phần ô nhiễm. Vậy nguồn gốc gây ô nhiễm Cadmium từ đâu? Cùng tham khảo ngay sau đây:
Cadmium phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp
Các hoạt động khai khoáng tại các mỏ quặng, hoạt động sản xuất trong các xí nghiệp cùng những nhà máy tiêu hủy chất thải có sử dụng dầu cặn và than đá là những nơi sản sinh ra lượng Cadmium nhiều nhất hiện nay. Khói bẩn có chứa Cd được tích tụ trong không khí, nhiễm vào đất, vào nước gây ra ô nhiễm môi trường sinh sống của con người và sinh vật.
Cadmium sản sinh từ hoạt động nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp góp phần không nhỏ vào việc sản sinh ra chất ô nhiễm Cadmium. Các loại phân bón hóa học có chứ Cd sẽ thẩm thấu sâu xuống đất và ngấm vào nguồn nước ngầm rồi trực tiếp đi vào đời sống sinh hoạt của con người.
Khi Cd hòa tan trong nước, trong bùn đất, nó sẽ được hệ thống rễ của cây trồng hấp thụ và tích tụ. Các sinh vật sống trong nước cũng nhiễm trực tiếp Cd. Trong khi đó, đây đều là những thực phẩm phục vụ cho ăn uống hàng ngày của con người, chính vì thế mà các hoạt động nông nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong việc gây ô nhiễm kim loại nặng hiện nay.
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc Cadmium là gì?
Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc Cd
Như đã nói ở trên, Cd là một kim loại nặng, độc và không cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên Cadmium lại tồn tại rất nhiều trong môi trường sống của chúng ta. Vì vậy mà không tránh được việc tiếp xúc với kim loại này. Theo đó chỉ cần một lượng nhỏ Cd đi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng cũng như gây ra những biến chứng nguy hại. Dấu hiệu để nhận biết cơ thể nhiễm độc Cadmium như sau:
Nhiễm Cd cấp tính
Nếu nhiễm độc Cd cấp tính thông qua đường tiêu hóa do ăn phải những thực phẩm nhiễm kim loại nặng Cadmium, nạn nhân sẽ có những biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau bụng kèm tiêu chảy…
Nếu nhiễm độc Cadmium qua đường hô hấp do hít phải hơi khói chứa Cd thì sẽ có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi gần giống như cảm cúm, sốt cao, có thể dẫn tới cơn ho hen, khó thở.
Nhiễm Cadmium mãn tính
Là trường hợp Cadmium được tích tụ lâu dần trong cơ thể gây ra các tổn thương về thận và một số cơ quan khác. Biểu hiện như gây protein niệu, rối loạn chức năng gan, khứu giác bị giảm hoặc mất, tăng nguy cơ loét niêm mạc mũi, da dẻ nhợt nhạt, răng vàng và hay gặp các vấn đề về xương khớp.
Nhiễm cadmium mãn tính gây ra các bệnh lý về thận, xương khớp, tim mạch
Những tác hại khôn lường của Cadmium với sức khỏe con người
Cơ thể khi bị nhiễm kim loại nặng Cd sẽ gây ra những tác hại trực tiếp lên các cơ quan trong cơ thể. Thậm chí gây ra các bệnh nghiêm trọng, khó phục hồi.
Cadmium là chất gây ung thư hàng đầu hiện nay
Cd được xếp vào danh sách các chất gây ung thư hàng đầu hiện nay. Việc con người tiếp xúc trong môi trường có nồng độ Cd cao trong thời gian dài sẽ gây ra ung thư phổi. Ngoài ra đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt, thận và bàng quang.
Nguồn nước uống có chứa kim loại nặng Cd khi đi vào cơ thể sẽ tích tụ tại thận gây ra suy thận và sỏi thận. Thức ăn có chứa Cd gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm loét niêm mạc, thậm chí là tử vong.
Cd là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp
Nếu tiếp xúc trực tiếp với khói bụi bẩn trong khí có chứa nồng độ Cd lớn, con người sẽ gặp các vấn đề về đường hô hấp, dẫn tới nhịp tim chậm, khó thở, gây phù nề phổi, tổn thương phế quản và gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Con người sẽ gặp các vấn đề về đường hô hấp khi tiếp xúc với Cd
Cd gây ra các bệnh về xương khớp và tim mạch
Cơ thể nếu nhiễm Cadmium nặng sẽ dẫn tới việc suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ban đầu có thể là thiếu máu, huyết áp cao, men gan tăng. Về lâu dài thì gây ra các bệnh về tim mạch khó chữa, bên cạnh đó sẽ tác động tới xương khớp, khiến người bệnh rất dễ gặp tình trạng loãng xương sớm, đau nhức xương, xương giòn.
Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc Cadmium trong cuộc sống
Với những tác hại mà Cd gây ra cho con người được kể ở trên, chúng ta có thể thấy được mức ảnh hưởng nghiêm trọng của Cd với sức khỏe. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa để cơ thể không bị nhiễm kim loại Cadmium. Để ngăn ngừa, các bạn có thể tham khảo 2 biện pháp chính sau đây:
Sử dụng nguồn nước sạch đã loại bỏ kim loại nặng Cd
Như các bạn đã biết thì nguồn nước uống trực tiếp và dùng nấu ăn hàng ngày là đầu mối cho việc nhiễm Cadmium qua đường tiêu hóa. Nếu chúng ta loại bỏ được kim loại nặng trong nước, đảm bảo chất lượng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì chúng ta đã ngăn ngừa được phần lớn nguyên nhân nhiễm độc Cadmium rồi.
Để có nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn, mỗi gia đình nên trang bị bộ lọc nước đầu nguồn hoặc máy lọc nước để lọc và loại bỏ toàn bộ kim loại nặng có trong nước (trong đó có Cd). Nước sau lọc đảm bảo an toàn về chất lượng, các chỉ số trong mức khuyến cáo của Bộ Y tế. Nhờ đó, gười sử dụng có thể yên tâm mà không lo nhiễm Cd qua đường tiêu hóa.
Máy lọc nước có khả năng loại bỏ tới 99.9% kim loại nặng, đảm bảo nước sạch đúng tiêu chuẩn, không chứa Cadmium
Trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc trong môi trường có nhiễm Cadmium
Hiện nay một số ngành nghề sản xuất có nguy cơ cao nhiễm Cd cao như:
· Công nhân luyện kim, đồng, chì, kẽm.
· Thợ đúc xi mạ, sản xuất pin kiềm, thợ hàn xì.
· Thợ sản xuất sơn và phẩm màu có chứa Cd và chất dẻo.
Những ai làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm Cd cao cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để tránh hít phải lượng Cd vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bên cạnh đó cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị sớm nếu bị nhiễm Cadmium.
Qua những kiến thức chia sẻ trên, hi vọng bạn đã hiểu rõ Cadmium là gì? Những ảnh hưởng của Cd trong đời sống. Hãy chủ động để phòng ngừa nhiễm Cadmium cho sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
Một trong số những nghĩa địa đó có thể được ví như nghĩa trang liệt sĩ được cơ thể ghi công, khi các tế bào chiến đấu rồi hi sinh thân mình, thậm chí cảm tử với vi khuẩn để bảo vệ bạn.
Khi ngồi trên xe ô tô, chúng ta thường nghĩ về tựa đầu ghế như một bộ phận giúp tạo sự thoải mái. Tuy nhiên, theo Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Hoa Kỳ (IIHS), tựa đầu không chỉ mang lại sự dễ chịu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, khi xảy ra tai nạn.