Thể loại
Lưu trữ

Tìm hiểu về công nghệ sử dụng trong máy chiếu hiện nay, Lựa chọn máy chiếu DLP, LCD, LED hay LCOS?

Viết bởi Admin    08/01/2024

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu máy chiếu khác nhau, tuy nhiên thì tựu chung lại các sản phẩm này sử dụng các công nghệ hình ảnh là DLP, LCD, LED hay Lcos. Và để bạn có thể chọn ra loại máy chiếu phù hợp cho công việc thì SMEC Group sẽ đưa ra cho bạn sự so sánh giữa các công nghệ máy chiếu trong bài viết sau đây:

 

Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD - Liquid Crystal Display

Máy chiếu LCD phát hình ảnh dựa trên 3 màu cơ bản là: đỏ, lục và xanh dương (RGB), thực tế thì các loại máy chiếu này hoạt động theo cơ chế đang dùng trong cách chế tạo màn hình, in ấn.

Máy chiếu LCD phát hình ảnh dựa vào nguồn sáng trắng từ đèn công suất cao và được tách thành các ánh sáng đơn sắc là: đỏ, lục, xanh dương. Sau đó các ánh sáng này sẽ được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập.

Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD - Liquid Crystal Display

Khi điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng thì ánh sáng sẽ không thể xuyên qua và được hiển thị trên màn hình là màu đen. Tương tự như vậy, các hình ảnh sẽ được truyền tải dựa trên trạng thái đóng/mở của tấm LCD. Sau đó thì toàn bộ điểm ảnh được phân tách sẽ được tổng hợp trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất đến màn chiếu.

Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD - Liquid Crystal Display

Máy chiếu sử dụng công nghệ DLP - Digital Light Processing

Công nghệ máy chiếu DLP thường được ưa chuộng ở các sản phẩm máy chiếu phim hoặc máy chiếu công suất lớn. Công nghệ này sử dụng nhiều tấm gương để phản chiếu ánh sáng. Có thể nói máy chiếu công nghệ DLP hoàn toàn trái ngược với phương pháp tạo hình ảnh của máy chiếu LCD. Cụ thể:

Máy chiếu sử dụng công nghệ DLP - Digital Light Processing

Máy chiếu DLP sử dụng một con chip DMD (Direct Micromirror Device) bên trong chứa hàng trăm ngàn vi gương. Mỗi vi gương đều tương ứng với một điểm ảnh, khi hoạt động các gương này dao động hàng ngàn lần/giây

Và để thể hiện được hình ảnh màu thì một bánh quay 4 màu gồm đỏ, lục, xanh dương, trắng được đặt giữa nguồn sáng và DMD, xuất ra 4 ảnh đơn sắc trong một chu kỳ

Hệ thống xử lý hình ảnh trong não người sẽ tổng hợp màu sắc đó, 4 hình ảnh đơn sắc lần lượt được ghi nhận và tổng hợp tại não người và cho con người cảm nhận được hình ảnh với màu sắc hết sức trung thực. 

Máy chiếu sử dụng công nghệ DLP - Digital Light Processing

Máy chiếu sử dụng công nghệ LCOS - Liquid Crystal on Silicon

Đây là loại máy chiếu kết hợp công nghệ của LCD và DLP. Loại máy chiếu này sử dụng lớp đế gương phản chiếu là lớp phủ thạch anh lỏng. Tương ứng với trạng thái đóng/mở của thạch anh mà tia sáng được phản chiếu trên lớp đế gương hay không, từ đó tạo ra các điểm sáng hoặc tối. Các máy chiếu sử dụng công nghệ LCOS hiện tại có chi phí khá là rẻ nên được nhiều hãng sản xuất chấp nhận.

Máy chiếu sử dụng công nghệ LCOS - Liquid Crystal on Silicon

Máy chiếu công nghệ bóng Led

Cho dù có sử dụng loại công nghệ nào thì hầu hết các loại máy chiếu trên đều sử dụng nguồn phát ánh sáng là đèn thủy ngân UHP. Tuy có cường độ sáng lớn tuy nhiên tuổi thọ trung bình của bóng đèn máy chiếu UHP thường không cao, phát nhiệt và tiêu thụ nhiều điện năng. Và để giải quyết vấn đề đó thì máy chiếu sử dụng đèn LED ra đời nhằm tăng độ bền bóng đèn, mang lại độ bền tốt hơn, tiết kiệm điện cũng như bật tắt nhanh hơn so với Máy chiếu đèn UHP do không cần nhiều thời gian để đạt được độ sáng cần thiết.

Máy chiếu công nghệ bóng Led

Đánh giá về ưu và nhược điểm của máy chiếu DLP, LCD, LED và Lcos

Công nghệ máy chiếu

Ưu Điểm

Nhược Điểm

DLP

Máy chiếu DLP ít phải bảo trì và có tuổi thọ cao, công suất tiêu thụ điện thấp

Độ bão hòa màu thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh

Các điểm ảnh gần nhau nên hình ảnh xuất ra cực kỳ mượt mà, không để lộ điểm ảnh.

Có thể xuất hiện hiện tượng "cầu vồng" khi nhìn ngang.

Gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển do có cấu tạo ít thành phần

Xuất hiện hiện tượng "lộ sáng" gây khó chịu, hoa mắt cho người sử dụng khi xem phim ở nhà.

Có độ tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ như công nghệ LCD.

Giá thành máy chiếu cao và không thể thay đổi tiêu cự ống kính

LCD

Hình ảnh được tạo ra từ máy chiếu LCD sáng hơn máy chiếu DLP khi sử dụng bóng đèn máy chiếu có cùng công suất.

Hiệu ứng "caro" làm hình ảnh bị vỡ

Cho độ bão hòa màu cao hơn.

Có nhiều linh kiện bên trong nên máy chiếu thường to, nặng, khó di chuyển

Hình ảnh của máy chiếu LCD sắc nét hơn, màu sắc phong phú hơn.

Xuất hiện "điểm chết" trên màn chiếu.

Tương thích với nhiều nguồn phát và hỗ trợ độ phân giải cao

Công suất tiêu thụ điện, nhiệt lượng tỏa ra cao khi làm việc.

 

Tấm kính LCD có thể bị hỏng và việc thay thế rất tốn kém.

LED

Bóng đèn LED trong máy chiếu LED có tuổi thọ cao hơn so với những bóng đèn UHP truyền thống, lên đến 20.000 giờ sử dụng

Cường độ sáng thấp hơn so với các máy chiếu công nghệ khác nên chỉ phù hợp với môi trường ít sáng

Có độ cân bằng màu sắc vượt trội hơn, giúp màu sắc trung thực, không bị dư màu hoặc thiếu màu.

Mức giá của máy chiếu LED khá "chát" hơn so với các máy chiếu công nghệ khác.

Máy chiếu LED tiết kiệm điện và mát hơn.

Chi phí sửa chữa cao hơn

Không cần thay bóng đèn và có độ sáng ổn định

 

LCOS

Tạo được hình ảnh mượt, không hề lộ điểm ảnh ngay cả với độ phân giải cao

Độ tương phản chưa cao: hiện mới chỉ đạt đến 800:1

Có độ sắc nét tốt đồng thời thể hiện màu tự nhiên hơn.

Tuổi thọ bóng đèn LCOS thấp còn đang ở mức 1.500 giờ và giá thay thế còn rất cao

Hoàn toàn không gây ra hiện tượng vệt cầu vồng hay hoa mắt cho người xem.

Sử dụng công nghệ phức tạp gây khó khăn trong bảo trì, sửa chữa

 

Trên đây SMEC Group đã gửi đến bạn toàn bộ 4 công nghệ chuyên dùng cho máy chiếu phổ biến nhất hiện nay. Nếu thấy bài viết hay đừng quên chia sẻ rộng rãi cho mọi người cùng biết. Nếu bạn đang có nhu cầu về các thiết bị trình chiếu, máy chiếu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé.

Gợi ý cho bạn

Mỗi giây, 4 triệu tế bào trên cơ thể bạn sẽ chết: Các nhà khoa học đang đi vào "nghĩa địa của các tế bào" để tìm hiểu tại sao lại vậy? kiến thức hữu ích Mỗi giây, 4 triệu tế bào trên cơ thể bạn sẽ chết: Các nhà khoa học đang đi vào "nghĩa địa của các tế bào" để tìm hiểu tại sao lại vậy?

Một trong số những nghĩa địa đó có thể được ví như nghĩa trang liệt sĩ được cơ thể ghi công, khi các tế bào chiến đấu rồi hi sinh thân mình, thậm chí cảm tử với vi khuẩn để bảo vệ bạn.

Bí mật đằng sau thiết kế tựa đầu ô tô mà bạn chưa biết kiến thức hữu ích Bí mật đằng sau thiết kế tựa đầu ô tô mà bạn chưa biết

Khi ngồi trên xe ô tô, chúng ta thường nghĩ về tựa đầu ghế như một bộ phận giúp tạo sự thoải mái. Tuy nhiên, theo Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Hoa Kỳ (IIHS), tựa đầu không chỉ mang lại sự dễ chịu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, khi xảy ra tai nạn.