Written By Toro 16/03/2025
Tiềm năng kinh doanh trạm sạc xe điện tại Việt Nam như thế nào? Chi phí đầu tư trạm sạc xe điện bao nhiêu? Cùng Kootoro tìm hiểu ngay!
Tiềm năng kinh doanh trạm sạc xe điện tại Việt Nam
Kỷ nguyên xe điện tại Việt Nam đang đến gần với những bước đi quyết liệt từ Chính phủ và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp. Theo lộ trình đã đề ra, xe điện sẽ dần thay thế hoàn toàn các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050.
Sự thay đổi này không chỉ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra một hệ sinh thái giao thông xanh bền vững. Với sự gia tăng mạnh mẽ của các mẫu xe điện mới trên thị trường, cùng với sự hỗ trợ từ các chính sách ưu đãi, doanh số xe điện tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng vượt bậc trong những năm tới, kéo theo sự phát triển của hạ tầng sạc. Điều này mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng sạch và giao thông vận tải. Mô hình trạm sạc xe điện cũng là một tiềm năng kinh doanh trong tương lai.
Theo tính toán, đầu tư trạm sạc có thể mang lại lợi nhuận đáng kể, đặc biệt khi số lượng xe điện ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành hệ thống trạm sạc đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn và các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để đảm bảo hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự tham gia của EVN và các tập đoàn năng lượng lớn khác hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự kinh doanh trạm sạc tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp giải quyết bài toán về hạ tầng sạc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng xe điện và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Dự toán chi phí đầu tư trạm sạc xe điện
Kinh doanh trạm sạc xe điện với mức đầu tư 1,8 tỷ đồng, các trạm sạc này được trang bị công suất đáng kể, từ 100 đến 120 KW, đủ để phục vụ nhu cầu sạc cho nhiều loại xe điện khác nhau. Mỗi trạm thường có 2 trụ sạc, mỗi trụ cung cấp công suất từ 50 đến 60 KW, cho phép sạc nhanh chóng và hiệu quả. Chỉ với 3.858 đồng/KW trong khung giờ bình thường và chưa đến 3.000 đồng/KW trong khung giờ thấp điểm, người dùng xe điện có thể tiết kiệm đáng kể chi phí sạc. Nhờ đó, việc sở hữu và sử dụng xe điện trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Trạm sạc xe điện không chỉ thu hút khách hàng cá nhân mà còn có thể trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe điện. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái xe điện tại Việt Nam. Trên thế giới có rất nhiều mô hình đầu tư trạm sạc tesla có thể tham khảo.
Lợi ích khi đầu tư trạm sạc xe điện tại Việt Nam
Tham gia vào sự phát triển của xe điện:
Xe điện đang dần thay thế các phương tiện truyền thống, mở ra một kỷ nguyên mới cho giao thông. Bằng việc kinh doanh trạm sạc, bạn không chỉ tạo cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển của xe điện
Tiềm năng sinh lời dài hạn:
Với sự bùng nổ của xe điện, nhu cầu về trạm sạc đang tăng cao chưa từng thấy. Sự thiếu hụt trạm sạc hiện nay tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường, mở ra cơ hội đầu tư đầy tiềm năng. Chi phí tuy hơi cao nhưng mang lợi nhuận kinh tế nhanh mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái giao thông xanh bền vững.
Đóng góp vào mục tiêu bảo vệ môi trường:
Với mỗi chiếc xe điện được sạc đầy, chúng ta đang góp phần xây dựng một hành tinh xanh hơn. Xe điện không thải ra khí thải độc hại, giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính. Bằng cách cung cấp chi phí đầu tư trạm sạc xe đã tạo ra nguồn năng lượng sạch cho xe điện, trở thành một phần của giải pháp bảo vệ môi trường toàn cầu.
Đa dạng mô hình kinh doanh trạm sạc xe điện:
Với nhiều mô hình kinh doanh đa dạng, từ trạm sạc công cộng đến trạm sạc riêng cho doanh nghiệp và chung cư, bạn có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất, tối ưu hóa lợi nhuận và đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái xe điện.
Đầu tư trạm sạc Tesla ở thành phố Kettleman, California
Góc sảnh chờ có sạc điện thoại và máy bán hàng tự động.
Có thể phát triển lĩnh vực phụ trợ:
Bạn có thể đa dạng hóa kinh doanh bằng các dịch vụ giá trị gia tăng như chăm sóc xe, sửa chữa chuyên nghiệp và cung cấp phụ tùng chính hãng, đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng sở hữu xe điện.
Thách thức khi lựa chọn mô hình trạm sạc xe điện
Chi phí đầu tư ban đầu lớn:
Dự án trạm sạc đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, bao gồm chi phí xây dựng hạ tầng, mua sắm thiết bị và phần mềm quản lý. Điều này có thể là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc những nhà đầu tư cá nhân có nguồn vốn hạn chế.
Cạnh tranh khốc liệt:
Ngành kinh doanh trạm sạc đang trở nên sôi động chưa từng có khi số lượng xe điện ngày càng tăng. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đã và đang diễn ra để giành thị phần và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Vận hành và bảo dưỡng trạm sạc xe điện:
Tương tự như trạm xăng dầu, trạm sạc xe điện cần hoạt động liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Để đảm bảo điều này, việc bảo trì, kiểm tra định kỳ là vô cùng quan trọng và đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống điện lưới ổn định là yếu tố quyết định thành công của trạm sạc xe điện, đặc biệt là trạm sạc nhanh DC. Việc hợp tác chặt chẽ với các đơn vị cung cấp điện là điều cần thiết để đảm bảo nguồn điện luôn sẵn sàng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường xe điện.
Cần chú trọng những biến đổi trong công nghệ xe điện:
Công nghệ xe điện phát triển không ngừng, đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống trạm sạc. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các mẫu xe mới, các trạm sạc cần được nâng cấp thường xuyên, đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ và thiết bị.
Trạm sạc xe điện là mảng kinh doanh mới, hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên, dự báo áp lực cạnh tranh sắp tới sẽ rất lớn khi chi phí đầu tư giảm xuống dưới 100 triệu đồng/trụ sạc.
Liên quan đến phản ánh của các doanh nghiệp về việc mất cân đối tài chính, khả năng trả nợ, phá sản khi không được tiếp tục áp dụng giá điện khuyến khích (FIT), Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu thực hiện tuân thủ theo Nghị quyết 233, nếu vi phạm do lỗi doanh nghiệp và không đáp ứng đầy đủ điều kiện được hưởng giá FIT thì không được hưởng giá FIT ưu đãi.