Viết bởi Theo Thanhnienviet.vn 01/12/2024
Các nhà khoa học tại Đại học College London (UCL) đã tạo ra loại "mì ống nano" mỏng hơn 1.000 lần so với sợi tóc, mở ra tiềm năng ứng dụng trong y học. Loại sợi này được làm từ bột mì và chất lỏng, quá mỏng để có thể quan sát bằng kính hiển vi thông thường.
Su filindeu, loại mì mỏng nhất thế giới có nguồn gốc từ thị trấn Nuoro (Sardinia) với tên gọi "sợi chỉ của Chúa", từng giữ kỷ lục với độ dày chỉ 0,016 inch (400 micron). Tuy nhiên, kỷ lục này đã bị phá vỡ bởi một ứng cử viên bất ngờ mỏng hơn gấp 1.000 lần. Beatrice Britton, nghiên cứu sinh ngành hóa học tại UCL, đã sử dụng bột mì và chất lỏng để tạo ra những sợi nano có độ dày khoảng 372 nanomet, mỏng hơn cả bước sóng ánh sáng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nanoscale Advances tháng trước cho thấy "mì ống nano" này tuy không thể xuất hiện trên thực đơn nhà hàng vì sẽ chín quá nhanh nhưng lại có tiềm năng ứng dụng trong y tế như băng bó, khung xương tái tạo và vận chuyển thuốc.
Nhà nghiên cứu Adam Clancy (UCL), người tham gia nghiên cứu, giải thích quá trình tạo ra loại sợi nano này: "Để làm mì spaghetti, bạn đẩy hỗn hợp nước và bột mì qua các lỗ kim loại. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã làm tương tự, ngoại trừ việc chúng tôi kéo hỗn hợp bột mì bằng điện tích. Nó thực sự là mì spaghetti nhưng nhỏ hơn nhiều." Thành phần chính của những sợi nano này là tinh bột, thứ mà hầu hết thực vật xanh sản xuất để dự trữ glucose. Việc sử dụng các nguyên liệu giàu tinh bột như bột mì sẽ thân thiện với môi trường hơn so với việc chiết xuất và tinh chế tinh bột từ tế bào thực vật, vốn tiêu tốn nhiều năng lượng và nước.
Nhà nghiên cứu Clancy cũng nhấn mạnh: "Tinh bột là một vật liệu đầy hứa hẹn vì nó dồi dào, có thể tái tạo và phân hủy sinh học. Nó là nguồn sinh khối lớn thứ hai trên Trái Đất, sau cellulose. Tuy nhiên, việc tinh chế tinh bột đòi hỏi rất nhiều công đoạn xử lý. Chúng tôi đã chứng minh rằng có một cách đơn giản hơn để tạo ra sợi nano bằng cách sử dụng bột mì." Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật electrospinning, trong đó điện tích kéo hỗn hợp bột mì và chất lỏng qua đầu kim và lên một tấm kim loại, hoạt động như hai đầu của mạch pin.
Tuy nhiên, các thành phần như protein và cellulose trong nguyên liệu giàu tinh bột khiến việc tạo sợi khó khăn hơn so với việc sử dụng tinh bột nguyên chất. Để khắc phục điều này, các nhà nghiên cứu đã trộn bột mì với axit formic thay vì nước để phá vỡ cấu trúc xoắn ốc của tinh bột, giúp tạo thành sợi nano. Axit formic sẽ bay hơi trước khi các sợi rơi xuống tấm kim loại. Các sợi nano riêng lẻ quá mỏng để có thể quan sát bằng camera ánh sáng khả kiến hoặc kính hiển vi thông thường nên nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính hiển vi điện tử quét để đo chúng. Những sợi nano này được dệt thành một tấm rộng 2 cm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Các doanh nghiệp được mệnh danh là "gã khổng lồ tí hon" của Trung Quốc đang khẳng định vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các nhà khoa học tại Đại học College London (UCL) đã tạo ra loại "mì ống nano" mỏng hơn 1.000 lần so với sợi tóc, mở ra tiềm năng ứng dụng trong y học. Loại sợi này được làm từ bột mì và chất lỏng, quá mỏng để có thể quan sát bằng kính hiển vi thông thường.