Viết bởi Đời sống pháp luật 10/10/2024
Dự kiến giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt cao tốc của Việt Nam cao hay thấp so với các nước láng giềng và một số quốc gia Châu Á?
Giá vé đường sắt tốc độ cao Việt Nam so với các nước khu vực châu Á
Tại dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, để phù hợp với khả năng chi trả, thu hút hành khách, vé đường sắt tốc độ cao chia làm 3 mức giá tương ứng với các đối tượng, mức độ tiện nghi khác nhau.
Hiện mức này được đưa ra dựa trên cơ sở tham khảo giá vé bình quân của VietnamAirlines và Vietjet - hai hãng hàng không có thị phần lớn nhất trong nước. Trong đó, mỗi km vé hạng nhất dự kiến là 0,18 USD (~4.471 VND), hạng hai 0,074 USD (~1.838 VND) và hạng ba là 0,044 USD (~1.093 VND).
Như vậy, tính trên chặng Hà Nội - TP HCM, vé hạng nhất khoảng 6,9 triệu; hạng hai là 2,9 triệu và hạng ba là 1,7 triệu đồng. Trung bình trên mỗi km, giá vé đường sắt cao tốc Bắc - Nam được đánh giá là cạnh tranh và hợp lý so với các loại hình vận tải khác.
Bảng so sánh giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam và một số quốc gia ở Châu Á:
Lưu ý: Giá vé tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là mức đề xuất
Trên đây là bảng so sánh giá vé trung bình tính theo VNĐ/km của Việt Nam so với một số quốc gia khác (chỉ mang tính chất tham khảo). Có thể thấy, mức giá vé dự kiến cho đường sắt cao tốc Việt Nam nằm ở mức trung bình, không cao như Nhật Bản nhưng cũng không thấp như Indonesia.
Khi so sánh với các quốc gia có điều kiện kinh tế và quy mô thị trường tương đương như Trung Quốc và Hàn Quốc, giá vé của Việt Nam có tính cạnh tranh và không có sự chênh lệch lớn.
Ảnh minh họa tuyến đường sắt tốc độ cao Việt Nam bằng AI ChatGPT
Tuy nhiên, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hiện vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến từ các bộ, ngành, đơn vị và chuyên gia để xem xét đầu tư. Do đó, việc xác định giá vé cao hay thấp so với các nước khác vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác.
Ngoài ra, cần xem xét thêm các yếu tố như khoảng cách giữa các điểm đến, chất lượng dịch vụ, tiện ích đi kèm và chính sách giá vé linh hoạt để thu hút hành khách. Việc nghiên cứu và điều chỉnh giá vé một cách hợp lý sẽ là yếu tố then chốt đảm bảo tính khả thi và thành công của dự án.
Giá vé đường sắt cao tốc của các nước ASEAN thế nào?
Đường sắt Lào 160km/h
Tuyến đường sắt cao tốc Lào – Trung Quốc có chi phí 6 tỷ USD, dài hơn 1.000 km, nối Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với thủ đô Vientiane của Lào. Tàu được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2021. Tuyến chạy trong nội địa Lào dài hơn 400 km, qua sáu nhà ga ở Vientiane, Vang Vieng, Luang Prabang, Muang Xai, Luang Namtha và Boten.
Nếu đặt vé trực tuyến, du khách phải đăng ký tài khoản bằng đầu số điện thoại ở Lào. Mua vé trực tiếp tại ga cần hộ chiếu và đặt trước giờ tàu chạy, vé mở bán trước 4 ngày. Giá vé cố định, mỗi chặng có mức giá khác nhau.
Nhân viên tại nhà ga chụp ảnh bên tàu cao tốc đầu tiên của Lào. Ảnh: Tân Hoa Xã
Nếu như trước đây người dân Lào phải mất hơn 10 giờ để lưu thông bằng đường bộ từ Vientiane đến Luang Prabang thì hiện nay nhờ có tàu cao tốc, thời gian di chuyển đã rút ngắn chỉ còn chưa đầy 2 tiếng. Đoàn tàu có sức chứa 720 người, tốc độ tối đa 160km/h.
Có hai toa hạng cao nhất nằm ở phía đầu tàu, cửa vào luôn đóng trong quá trình di chuyển và sử dụng khóa điện tử, tách biệt với các toa hạng phổ thông phía dưới.
Giá vé cho toa hạng nhất đi từ Vientiane đến Boten dài 593km là 529.000 kip Lào (khoảng 800.000 đồng tức là 1.349VNĐ/1km), vé cho toa hạng hai là 333.000 kip Lào (khoảng 500.000 đồng tức là 843VNĐ/1km).
Chặng Luang Prabang - Vang Vieng dài 190km, giá vé khoảng 160.000 đồng (khoảng 842 VNĐ/1km), trong khi chặng Vang Vieng - Vientiane dài 130km giá 170.000 đồng/người (khoảng 1.307VNĐ/1km), di chuyển mất gần một tiếng.
Đường sắt Indonesia 350km/h
Là một trong những quốc gia đầu tiên vận hành đường sắt cao tốc tại Đông Nam Á từ tháng 10/2023, Indonesia có một tuyến duy nhất mang tên Whoosh nối hai thành phố hàng đầu đất nước là Jakarta và Bangdung.
Mùa hè vừa qua, đơn vị khai thác quyết định tăng tần suất từ 44 lên 48 chuyến mỗi ngày, tăng 34 chuyến so với khi mới hoạt động. Đến giữa tháng 4, tuyến đường sắt cao tốc này đã vận chuyển 2,56 triệu hành khách, thực hiện 7.050 chuyến và đi được 1,26 triệu km.
Tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350km một giờ và đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển quãng đường 142km từ 2-3 giờ xuống chỉ còn 40 phút.
Người dân Indonesia hào hứng chụp ảnh với đoàn tàu cao tốc công nghệ Trung Quốc nối Jakarta và Bandung. Ảnh: THX
Theo thông tin trên website công ty điều hành hệ thống tàu cao tốc nước này, giá vé hiện tại là 225.000 rupiah cho hạng phổ thông, 450.000 rupiah hạng thương gia và 600.000 rupiah hạng nhất.
Như vậy, giá vé hiện tại đối với từng hạng lần lượt là 351.000 VND, 702.000 VND và 936.000 VND. Tính trung bình, giá vé mỗi km lần lượt là 0,11 USD (khoảng 1.050 VND/1km), 0,2 USD (khoảng 1.760 VND/1km) và 0,28 USD (khoảng 4.300 VND/1km).
Sự kiện kỳ lạ này được phát hiện thông qua một tín hiệu bức xạ đặc biệt, được đặt tên là AT 2021hdr.
Các phi hành gia của NASA Butch Wilmore và Sunita Williams sẽ ở lại ít nhất chín tháng liên tiếp trên Trạm vũ trụ quốc tế trước khi trở về Trái đất. Liệu chuyến bay vũ trụ kéo dài này có lập kỷ lục?